• CHĂM SÓC CHẬU CẢNH THỦY SINH

    Chậu cảnh thủy sinh là loại chậu cảnh trong đó thay vì là đất người ta đổ vào đó nước. Cây trồng trong những loại chậu cảnh này là những thực vật sống trong nước như hoa sen, lục bình, thủy quỳnh…

    Chậu cảnh thủy sinh đẹp

     

    Ngoài ra trong những chậu cảnh này người ta nuôi thêm các loại cá như là tỳ bà lùn, bảy màu, bống cát…vừa có tác dụng chống muỗi, vừa có tác dụng vệ sinh hồ. Vì thế chậu cảnh thủy sinh giống như là một hồ thủy sinh vật vậy.

     

    chậu cảnh thủy sinh được nhiều người ưa chuộng ngày nay


    Chậu cảnh thủy sinh có rất nhiều ưu điểm. Nó là một hệ sinh thái thu nhỏ có nước, thực vật và động vật. Chậu cảnh này làm bạn cảm thấy đầu óc được thư thái mỗi khi ngắm nhìn. Nó có thể là một điểm nhấn ở một góc khuất nào đó cho ngôi nhà bạn. Vì thế có một chậu cảnh thủy sinh là một điều bạn nên nghĩ tới.

     

    chậu cảnh thủy sinh thích hợp với cây súng, sen


    Chậu cảnh thủy sinh dễ chăm sóc hơn các loại chậu cảnh khác vì các loại thực vật trồng trong đó đều có khả năng sinh trưởng tốt, không cần phải bón phân, tưới nước… Tuy nhiên để có một chậu cảnh thủy sinh thì vẫn có một số lưu ý về cách chăm sóc.

    chậu cảnh thủy sinh thích hợp trưng bày trên bàn làm việc


    Thứ nhất, bạn phải lưu ý thay nước thường xuyên, từ 10-15 ngày một lần, không nên thay hết toàn bộ nước. Vì trong nước vẫn sẽ có một số vi sinh vật tốt cho sự phát triển của cây, tốt nhất là mỗi lần chỉ một phần ba lượng nước trong chậu mà thôi.

    Bạn có thể đặt một chậu cảnh thủy sinh  ngay góc phòng


    Thứ hai, phải chú ý đến sự phát triển của các loại cây thủy sinh. Chúng phát triển rất nhanh sẽ chiếm diện tích lớn, khiến cho chậu cảnh thủy sinh không có sự hài hòa và chiếm luôn không gian sống của các loại cá. Nên cắt những cành lá đã bị héo úa, hư mục, không để chúng ở trong nước vì sẽ làm ô nhiễm nước.

    Loại chậu cảnh thủy sinh lớn có thể đặt ngoài sân


    Thứ ba, đó là ánh sáng. Tùy từng loại cây mà nhu cầu về ánh sáng cũng khác nhau, có loại cần nhiều ánh sáng, có loại thì ít. Tùy nhu cầu của chúng mà bạn sắp xếp vị trí chậu hay bố trí ánh đèn.

    Ngoài ra bạn nên chú ý nhiệt độ trong bể tốt nhất là 29 độ C, nồng độ CO2 cũng rất quan trọng để cho cây quang hợp. Đây chỉ là một số lưu ý nhỏ khi chăm sóc chậu cảnh thủy sinh mà thôi, và nó thích hợp với những chậu cảnh thủy sinh nhỏ không đòi hỏi cao về kỹ thuật, thích hợp với những người mới chơi.

    Với những hiểu biết trên, bây giờ bạn đã có thể làm đẹp cho ngôi nhà mình bằng một chậu cảnh thủy sinh rồi đấy.

    làm đẹp cho ngôi nhà mình bằng một chậu cảnh thủy sinh

    www.ChauCanh.vn

     

    Những mẫu chậu hoa chậu cảnh đẹp, lạ, độc đáo trang trí cho không gian gia đình bạn

    Ngày đăng: 22-12-2011 22,246 lượt xem